Thứ Năm, tháng 4 28

TẢN VĂN: MIÊN MAN “TẤM VÉ ĐI TUỔI THƠ”

Quá tuổi lục tuần… Chới với tuổi thất tuần… Chợt bắt được “Tấm Vé Đi Tuổi Thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh… Với tựa đề “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mà lần tái bản trên tay lúc này đã là lần thứ mười một!

Tuổi thơ nào cũng dễ thương…

Tuổi thơ nào cũng dễ bị tổn thương…

Cánh diều tuổi thơ

Đứa bé nào cũng rất muốn làm người lớn…

Không ít những người lớn muốn mình như trẻ thơ…

Không phải tuổi thơ nào cũng là cu Mùi, Hải cò, bé Tí, bé Tủn: những nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh trong “Cho tôi xin tấm vé đi tuổi thơ”…


Tuổi thơ nào cũng mang máng hình ảnh và não trạng của cu Mùi, Hải cò, bé Tí, bé Tủn: não trạng người lớn không còn là trẻ thơ và trẻ thơ chưa là người lớn…

Ở tuổi lên tám ngày nào của cu Mùi, Hải cò, bé Tí, bé Tủn… vẫn còn niềm hạnh phúc được chơi “trò chơi vợ - chồng - cha - mẹ - con - cái”, để quát nạt nhau với đôi chút “ý đồ”… Nhưng vẫn trẻ thơ!

Rất hiếm những đứa trẻ lên tám hôm nay được chơi những trò chơi “bán hàng” với nắm tiền lá, dăm ba quả ổi sẻ, vài cái bánh qui… Mà thay vào đó, là những “trò chơi trực tuyến” quá nhiều đấm đá, nặng tính khát vọng, dẫy đầy hưởng thụ, chan hòa máu me… Vừa thỏa mãn nỗi ấm ức của đứa trẻ chưa là người lớn… và sẽ là người lớn; để hành động như là người “đã lớn” nhưng thực sự “không lớn” trong “nhân cách người” của mình!!!

Và vì thế, “người lớn” lúc này – tội nghiệp – nhiều khi cũng không biết mình “đã lớn hay chưa”!?!

Tôi cũng muốn có được “tấm vé đi tuổi thơ”: Tuổi thơ của chính mình!

Tuổi thơ ấy… không có những Mùi, những Hải cò, những Tí, những Tủn… Nhưng là tuổi thơ đắm mình trong những mẩu chuyện Tấm Cám, Ăn Khế Trả Vàng, Trầu Cau… Để rồi lớn dần lên với những giòng nhạc trầm hùng của Hội Nghị Diên Hồng, của Trường Ca Ba Miền… và nhiều nhiều mộng mơ với những Hòn Vọng Phu, những Tiếng Gọi Thanh Niên… Và chính mình có được một vai đóng đầy nhân văn nào đó trong chuyến chia tay của Nguyễn Trãi – Nguyễn Phi Khanh ở cửa Ải Nam Quan, trong trường ca bất tử của vó ngựa, bụi đường… Và Người Vọng Phu hoá đá trong đợi chờ!

Phải chăng “cổ tích” không còn ý nghĩa?

Phải chăng “lý tưởng” không còn đất sống?

Cái đẹp của tuổi thơ là nhìn thực tại bằng những “con mắt mơ ước”…

Cái đẹp của tuổi lớn là nhân đôi, nhân ba những mơ ước ấy trong hành trình từng bước trên đời

Cái đẹp của tuổi đời là – không ít thì nhiều – vẫn thể hiện được những ước mơ ấy trong hoàn cảnh riêng tư của từng con người và từng đời người…

Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… LÝ TƯỞNG!

Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… những đề cao về… LÝ TƯỞNG!

Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… những con người yêu… LÝ TƯỞNG!

Nhưng, dù sao, vẫn rất cần… những con người đấu tranh để sống cho… LÝ TƯỞNG!

Khan hiếm lắm lắm hai chữ “LÝ TƯỞNG” trong ngôn từ hôm nay ở mọi phương diện và trong mọi lãnh vực cả ở “vi mô” lẫn “vĩ mô” của một đời người, của một con người…

Ông Giám Đốc Hải cò, với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình, không biết có làm cho công nhân Công Ty mình nhìn ra một Hải cò rất dễ thương của “tuổi thơ” mình muốn trở về?!?

Bà Hiệu Trưởng Tủn, với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình, không biết đã làm được gì cho lớp lớp học sinh hôm nay, giữa một hệ thống giáo dục phiền toái và khổ chế?!?

Ông Nhà Văn cu Mùi, với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình, không biết – ngoài chuyện in sách – có nghĩ tới một “qui trình xuyên suốt” của sứ mệnh cầm bút đối với thế hệ trẻ mà luỹ tre làng dần dần bị đốn ngã và các đô thị ngày càng chen chúc người?!?

Người ta ngại nhắc đến “tuổi thơ có LÝ TƯỞNG”, có phải vì thấy thẹn?

Người ta ngại nói đến “tuổi thơ có LÝ TƯỞNG”, phải chăng vì người lớn hôm nay không còn LÝ TƯỞNG?

Người ta ngại nghĩ đến “tuổi thơ có LÝ TƯỞNG”, vì muốn trở về là cả một nỗ lực ghê gớm của bản thân mà lớp cha anh không thể… do quá sa đà và lầm lạc?

Bản Tin Thời sự sáng hôm nay, người ta dự đoán có thể xảy ra cuộc nội chiến liên Triều…

“Tấm vé đi tuổi thơ” của mỗi con người Việt Nam có cái nền mờ mờ của những vành tang, trên màu xanh của gốc chuối, của chùm khế, của luỹ tre, của mái tranh, của khói lam chiều…

Những ngày cuối năm Dương lịch, khúc ruột miền Trung quặn thắt với lũ lụt và những gói hàng “lá lành đùm lá rách” được đón nhận bằng những giòng nước mắt, những lời cám ơn mếu máo… (rất tội nghiệp nếu được soạn trước để quay phim!) Nhất là khi những gói hàng hay những đồng tiền từ thiện lại được trao với một mục đích… không từ thiện chút nào!!!

Nhà Văn Nguyễn Nhật Ánh có một đoạn quá hay ở trang 201 trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”:

“Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé (một con chó hoang đang được cả bọn thuần dưỡng): “Thịt của bạn ngon lắm!”. Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Đơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ…

...Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Điều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.”

Lại chuyện “cổ”, và – dĩ nhiên – là chuyện cổ tích!Chuyện cổ tích thì luôn luôn có phù thuỷ, có yêu tinh, có anh hùng… Và có những người tốt, có những nạn nhân được cứu thoát nữa…

Nội dung chung chung của các chuyện “cổ” là như thế! Nhưng luôn luôn hấp dẫn vì lũ trẻ nhìn thấy trong đó LÝ TƯỞNG và sự thắng thế của THIỆN trên ÁC…

Đê Yên Phụ (và nhiều quán xá khác rải rác từ Nam ra Bắc) ngào ngạt mùi chó nướng – dĩ nhiên là có khói nghi ngút nữa - Và đêm đêm, không ít những kẻ bắt chó trộm!...

Biết đâu trên những manh chiếu thịt chó, lại không có những ý đồ “ăn thịt người”?

Tôi cũng thích câu nói của Giám Đốc Hải cò khi Nhà Văn cu Mùi ngập ngừng: “Nhưng một ông giám đốc hồi bé từng lập một phiên tòa…” Hải cò khẳng khái: “Lập hay không lập cũng thế thôi! Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình – Hải cò nhịp những ngón tay lên mặt bàn làm phát ra những tiếng lách cách như để đệm cho câu nói – Người lớn cần phải biết rằng trẻ con cũng thường xuyên phán xét họ nghiêm khắc không kém gì họ phán xét chúng. Điều đó sẽ giúp cho người lớn chú ý hơn đến cách sống của mình.”

Những ngày cận kề Năm Mới 2011 và Lễ Giáng Sinh sắp tới… Đèn hoa giăng mắc cùng với những giòng nhạc Giáng Sinh nhẹ nhàng, thanh thoát…

Hình ảnh Hài Nhi trong máng cỏ như một lời mời gọi “đi tuổi thơ”: Tuổi Thơ của Nguyên Trinh – Tuổi Thơ của Thánh Thiện – Tuổi Thơ của Nhân Loại – Tuổi Thơ của Con Người…

Mân mê “tấm vé đi tuổi thơ”, và đợi chờ chuyến tàu đời…

Không còn nữa những con tàu than mịt mù bụi khói…

Và chắc chắn – cuối đường hầm của chuyến tàu trở lại – là ga đời Tuổi Thơ không có những ngột ngạt của chen lấn, của giành đường, của lô cốt, của “Vinashin”, của “Ngàn năm Thăng Long”!...
Căn trái
Tôi sẽ nhảy lên tàu với “tấm vé đi tuổi thơ” của mình và tìm cách – nhất định là như thế – để gửi cho ai đấy một “tấm vé đi tuổi thơ”…

Mẹ tôi vừa mất ngày thứ ba mùng 7 tháng 12 năm 2010. Bà mẹ quê mùa nhưng rất tốt và là niềm nuối tiếc của bà con lối xóm vì –suốt trên dưới ba mươi năm – cứ 4 giờ sáng là bà cụ dậy, lang thang nhặt những ngọn cỏ hoang quanh nhà khoảng vài ba chục mét, rồi quét dọn… Hình ảnh ấy đã đậm nét trong lòng bà con! Và họ đã giúp bà cụ “chiếc vé đi tuổi thơ” với cái chép miệng thương mến: “Bà già nhổ cỏ và quét đường… không còn nữa!”

Sao Vườn Dầu

(VƯỜN Ô-LIU 20, Dunglac.org)
ruby_MTrinh



Đừng chờ đợi những gì bạn muốn,
mà hãy đi tìm nó.

Tôi mong ước một điều

Mỗi người đều có trong tay mình một thứ gì đó, người có vật chất người có tình thần, tôi ước gì tôi có trong tay là cả một thế giới tình thần nhưng tôi không có được điều đó. ước gì tôi được trở về với tôi ngày trước, một người vô âu vô lo, không biết buồn chỉ biết đến vui, giờ thì không thể được nữa rồi. thật sự tôi thấy hối tiếc khi quyết định sống cuộc sống khép kín và không còn là chính mình. trước kia tôi không nghĩ nhiều như bây giờ, chỉ chơi và vui thôi, giờ chỉ cần một chút thôi cũng khiến tôi nghĩ, nó làm tôi thấy mệt mỏi, tôi thật sự cảm thấy rất mệt mỏi với cuộc sống hiện tại. Mỗi khi mệt mỏi tôi lại nhớ đến bạn, nhớ đến tôi trước kia, tôi ước ao nhờ giờ có cố gắng tôi cũng không thể làm cho mình được như trước kia nữa.

Nếu có một điều ước, nhất định tôi sẽ ước cho mình có một tấm vé đi tuổi thơ của mình.

Tôi có một đứa em, tôi thấy tiếc cho nó vì nó đánh mất tuổi thơ của mình quá sớm, trong khi tôi may mắn hơn là không đánh mất tuổi thơ của mình. nhưng em tôi có may mắn hơn tôi là nó có được những thứ mà tôi có ao ước cả đời cũng sẽ không có được như nó. Tôi ước gì được như nó có một chút tuổi thơ thôi nhưng có những thứ rất quan trọng đối với mình. liệu tôi có quá tham lam không. tôi cũng không biết nữa.

Chủ Nhật, tháng 4 10

Mùa hoa sưa về


Mùa hoa sưa năm nay mình không có mặt ở hà nội, tiếc quá, đã hẹn với hà nội bao nhiêu lần rồi không lên được, không biết đến bao giờ thì mình đi được đây.
Nhất định trong tuần sau hoặc tuần sau nữa mình phải có mặt ở hà nội mới được.

Tháng 4 về

Tháng 4 là những cơn mưa rào đầu mùa, là những khoảnh khắc chuyển mùa nhẹ nhàng. Tháng 4 đứng giữa những nốt nhạc trầm bổng. Là người con gái mới lớn với biết bao vui buồn, hờn giận thay đổi đến chóng mặt.

Café một mình

Tháng 4, Hà Nội có nắng hanh vàng, có những cơn mưa rào ào ào lúc sáng sớm hay nửa đêm. Tháng 4 có cả những gánh hoa hồng vàng trên từng con ngõ nhỏ, có cả những cành loa kèn còn đậm sương của buổi sớm mai.

Em lục lại kí ức. Em thấy những con phố dài và vắng buổi sớm mai, thấy một màu mờ ảo không biết là ánh sáng từ ngọn đèn vàng mù mờ hay từng làn sương sớm. Nhắc mới nhớ, mùa đông năm nay lạ thật. Mùa đông không sương mù.Những xe hoa loa kèn đẫm sương mai tô điểm cho phố phường Hà Nội mỗi độ tháng 4 về. Ảnh: Hoàng Phương.

Tháng 4 là những ngày chớm hè, sáng đi học mặc áo mùa đông. Trưa về mặc áo mùa hè. Trời chang chang nắng. Tháng 4 là món canh của những loại rau tạp nham mẹ thường hay nấu mà bố rất thích. Nghĩ về tháng 4, chỉ thấy nhớ, nhớ món canh đó đến lạ lùng.

Tháng 4, lại nhớ đến những buổi tối lang thang và thong dong của hơn hai năm về trước. Là những buổi chiều phố cổ, những buổi tối ra Mỹ Đình thả diều hay ngược sang Long Biên. Ngồi trên cầu hò hét. Hay cái thú ăn đêm giờ cũng chẳng còn!

Giờ thì chỉ mong học thêm được nhiều cái mới , đi chơi bời với lũ bạn thật nhiều. Và cái thú ấy không thể thiếu máy ảnh. Chụp, chụp, học chụp. Mong có thêm nhiều thời gian hơn nữa, kiếm thêm nhiều thứ để làm. Cứ muốn đi về tất bật. Chỉ thế thôi.

Dạo này làm sao ấy. Lúc nào cũng thèm đi chơi. Nói ra mà xấu hổ quá. Đi chơi bây giờ không hời hợt như trước, đi và ngẫm nghĩ, chỉ thế thôi.

Thú vui bây giờ là cà phê bờ Hồ, một mình. Hay một buổi chiều lang thang cả vòng hồ, ngắm tháp Rùa, ngắm những cành lộc vừng rủ xuống xanh mát, nhặt nhạnh từng bông hoa ép vào trang giấy nhỏ.

Tự nhiên thích những con phố thênh thang của Hà Nội thế không biết. Thích những buổi chiều, à không, cũng không chiều hẳn, lòng vòng trên đường Điện Biên Phủ, ngắm cái quán cà phê ngay cổng bảo tàng Lịch sử quân sự với những cái ô, những bàn ghế xinh xắn ngoài trời. Tự nhiên thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa quá.

Gió nhè nhẹ, chợt một chiều áo dài em bay trong gió, mái tóc dài thướt tha, mờ ảo hết lối đi về. Rồi đây, biết tìm em nơi đâu?

Cuối tháng 3 trời đã chuyển mùa nắng nóng. Cả em và chị đều mong trời chuyển gió. Chờ, gió mùa về. Chị ra đúng dịp thời tiết đẹp. Em cứ nghĩ lộc vừng còn rủ mãi, hàng cây trong gió cũng nhẹ nhàng, và những buổi chiều thong dong phố. Chợt, trời chuyển mùa và chị mong lắm nhưng đành lỡ hẹn.

Tháng 4, có nghe không Hà Nội đẹp lắm. Mọi người thường thích Hà Nội mùa thu nhưng em lại thích mùa này nhất. Mát trời, cứ không nắng, không mưa, trời vẫn xanh và tán cây cũng thế. Tháng 4 đứng giữa hai mùa: nóng - lạnh.

Tháng 4, ve sắp gọi hè, lại nhớ những con đường đã từng đi, nhớ những ngày tháng học sinh, nhớ những cây sậy ven ao, cây dâu da trước cửa xanh lá.

Chợt thấy lòng trống rỗng. Trống rỗng đến lạ lùng. Tự nhiên thèm, thèm một bờ vai để dựa vào, thèm một bàn tay để áp lên má, thèm một buổi chiều không vội vã, không tất bật. Cứ đi, cứ thong dong trên những con đường mà chẳng biết về đâu.

Mình đã đi một nửa chặng đường. Đôi lúc muốn níu giữ thời gian nhưng có những lúc lại muốn mình đi nhiều, trải nghiệm nhiều, và mọi thứ không phải ở thì tương lai. Không nôn nóng, không được nôn nóng. Và mình biết mình đã và đang cố gắng, cố gắng để tìm một lời giải đáp cho mình, ít nhất là như thế.

Sáng sớm bước ra đường chợt thấy nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng sau một giấc ngủ đủ dài. Và cuộc sống cứ thế trôi đi. Mặt nước phẳng lặng nhưng mong không có những con sóng ngầm. Vì song ngầm luôn là sóng dữ dội.

P.S.: Tháng 4 về, viết cho mình, cho mọi người và cho cả ai đấy!

iuanho0o nhieulam [ sangnay_cafe_motminh_88@yahoo.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ]

Thứ Năm, tháng 4 7

Mùa hoa loa kèn

mình không có kỷ niệm tháng 4 nhưng có vài bài thơ tháng tư muốn chia sẻ

Hoa loa kèn em cắm chờ anh
Anh không đến từng nụ hoa vẫn nở
Cứ hào phóng tảo hương theo gió
Làm sao dồn bắt được mùi hương

Hoa loa kèn chẳng đợi được anh
Những cánh trắng xanh xao biết mình có lỗi
Em muốn khóc bởi không sao giữ nổi
Dăm nụ hoa trong e ấp dịu dàng

Hoa vô duyên hay là em vô duyên
Những chiếc loa không g
ọi được anh cứ lặng im chờ đợi
Nhưng em biết nếu chiều nay anh đến

Trong không gian vẫn có chút hương thầm

(Hoa loa ken - không nhớ tên tác giả)


Tháng tư hoa loa kèn

Ngập tràn phố
Mùa yêu thương.
Những cánh hoa e ấp
Gói ghém ưu tư
Anh ngồi đợi nắng
Tháng tư anh ngồi đợi em
Em không đến từng nụ hoa cứ nở
Sao em cứ dầy vò ta mãi
Hỡi em...Mandonna Li ly.

Ngủ đi tháng tư
Những cánh hoa loa kèn trắng muốt
Sẽ hát trong giấc mơ tháng tư

thang 4

Vậy là đã tháng 4 rồi, mình vẫn thế không có gì thay đổi, không khác một chút gì cả.