Thứ Sáu, tháng 4 16

chào 1000 năm TVề Hà Nội hăng Long Hà Nội

Về Hà Nội

“Có ai về Thủ đô, cho tôi nhắn đôi lời…”. Câu ca lẩy từ một bài hát về Hà Nội đã từ lâu, nhưng lâu hơn, câu nói đó đã là lời tâm tưởng, da diết gửi trong một chữ Về-Về Hà Nội, chứ không phải là đi, là đến, là vào, là ra, là lên, là xuống… một miền, một nơi nào.
Nói là Về, ấy là tâm niệm về nhà, về nơi quê cha đất tổ.

Chiều Hồ Tây

Một số vùng đất của các tỉnh: Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình, Phú Thọ-Phúc Yên, Hưng Yên, Ninh Bình, Bắc Ninh… đã trở thành đất Hà Nội - nhập tịch về Hà Nội mang ý nghĩa: “Châu về hợp phố”. Sách “Đại nam nhất thống chí” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội tập III năm 1971) có ghi: “Thành Thăng Long dựng từ năm Thuận Thiên thứ I (1010) đời Lý, đến năm Gia Long thứ II (1803) sửa lại gồm 794 năm (Sách dẫn ở trên, trang 155-mục Thành trì). Ở các mục: Phân dã, dựng đặt và diên cách, hình thế… có nói rõ địa giới mở tới vùng đất của các tỉnh lân cận nói trên. Khi mang tên Hà Nội, một phần địa dư đã hoàn lại nơi cũ, nay vào dịp Hà Nội mở rộng lại vươn rộng dù không thu hồi lại như thời điểm là Thăng Long, vẫn có đủ các tỉnh ở xung quanh Thăng Long xưa. Vậy là: Những nơi ấy (phần mở rộng) đã về, trở về Hà Nội Về Hà Nội… Về tới Hà Nội, dù là đi, đứng hay ngồi một nơi nào đấy, người về sẽ nhận được cảm giác hòa trộn phong vị Hà Nội từ cổ tích đến hôm nay. Đi, trên trời là hào quang rồng bay nhắc tới những trận không chiến hạ pháo đài bay Mỹ suốt 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972. Đứng, nghe tiếng quân reo hùng dũng trên sóng Nhị Hà “huyết do hồng” từ ngày ba lần đánh tan quân Nguyên. Ngồi, nếu là ngồi ăn bún thang, bún chả ở chợ Đồng Xuân sẽ nhớ tới 60 ngày, 61 đêm giữ chợ Đồng Xuân của quân và dân Thủ đô từ ngày kháng chiến chống Pháp đầu tiên: Đêm 19 tháng 12 năm 1946 đến đêm ngày 17 tháng 2 năm 1947.


Leng keng tiếng tàu điện còn vọng lại da diết trong ký ức

Di tích của ngày “Hà Nội vùng đứng lên!…” dù về Hà Nội qua cửa ô nào trong 5 cửa ô: Yên Phụ, Cầu Giấy, Cầu Dền, Chợ Dừa, Đống Mác… cũng giòn giã những chiến công trên từng khu phố, đường đi chốn đến. Hà Nội có nhiều chợ mà chợ Đồng Xuân là một tượng đài sừng sững, chiến tích còn ghi trong tường nhiều ngôi nhà cổ của mấy khu phố quanh chợ Đồng Xuân là vết đục tường thông từ nhà nọ sang nhà kia để quân ta di chuyển đánh trả lại quân giặc xông vào chợ qua các khu phố từ Yên Phụ cho tới tận hồ Gươm. Trong chợ, ta với giặc quần nhau bên từng phản thịt quầy hàng. Tên giặc nào xông vào sâu trong chợ đều không có đường ra. Chợ trở thành bãi chiến trường, tượng đài “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên Trái đất này ít nơi có. Về Hà Nội… Là một điệp khúc bất tận trong trái tim, khối óc tâm linh người Việt Nam. Về Hà Nội, người nơi xa thăm Thủ đô, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đất thiêng Ba Đình lịch sử-nơi có hồ Tây gương nước mênh mang, dập dờn bóng chim sâm cầm, âm âm tiếng chuông chùa Trấn Quốc, ngạt ngào hương sen… Về Hà Nội… với tâm tình dạt dào, hớn hở, thôi thúc từ em bé đến người cao tuổi. Các lão bà, lão ông sống ở Hà Nội, biết và hiểu Hà Nội, giờ đứng bên đền Ngọc Sơn nhìn sang bên kia hồ Hoàn Kiếm, quanh hồ, tưởng như còn thấy bóng con thuyền nhỏ bơi từ cửa sông vào tới hồ Gươm thuở nào cùng tiếng vỗ giặt quần áo quanh bờ cuối dòng chảy lắng thành nơi nay gọi là Bờ Hồ cùng tiếng leng keng của bến tàu điện còn vọng da diết trong ký ức. Về Hà Nội… từ những người con đi xa mang nhớ nhung bồi hồi trở về đến các liệt sĩ, anh hùng vì Tổ quốc, vì Hà Nội đã hy sinh trên mọi mặt trận trong nước và bên nước bạn, cùng những người đang sống hôm nay đã đúc thành một khối kim cương tỏa sáng hai chữ: Hà Nội, là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là hậu duệ của tổ tiên nghìn năm xưa… Về Hà Nội… có các bạn bè từ các lục địa, đất nước xa xôi trên thế giới mang ý chí và nguyện vọng: tình hữu nghị-tình người không biên giới để giữ lấy hòa bình cho nhân loại. Từ Hà Nội ra đi, rồi lại về Hà Nội từ trong tâm tưởng, con tim, khối óc đến những con người, cuộc đời sống chết vì Tổ quốc Việt Nam-vì Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến…

















Ý nghĩa về Hoa Súng - biểu tượng của IFP Fellows

Vài cảm nghĩ về IFP Fellows và những bông Hoa Súng
Khi đánh giá kết quả hoạt động của Chương Trình IFP ở Việt Nam trong mấy năm vừa qua, bà Minh Kauffman đã dùng hình ảnh những bông Hoa Súng làm biểu tượng cho các IFP Fellows. Tôi thấy sự so sánh này của bà Giám Đốc CEEVN là thật ý nghĩa, xác đáng và rất tinh tế.
Không kiêu sa, hiếm lạ như hoa Phong lan, Hải đường. Hoa Súng có mặt ở mọi nẻo đồng quê Việt Nam, rất đỗi gần gũi thân thuộc với mọi người. Chẳng cần nhiều mầu sắc, với một mầu tím phớt hồng nền nã song không kém phần rực rỡ, Hoa Súng luôn như một lời nhắn nhủ thuỷ chung son sắt.
Cây Súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở. Và thật kỳ diệu nó cũng chẳng phải đợi mùa, lại bất chấp mọi trở ngại, thách thức của thời tiết, dù nắng hè đổ lửa hay ngày đông giá rét, từng bông, từng bông Hoa Súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ quanh năm như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người.
Cây Súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở. Và thật kỳ diệu nó cũng chẳng phải đợi mùa, lại bất chấp mọi trở ngại, thách thức của thời tiết, dù nắng hè đổ lửa hay ngày đông giá rét, từng bông, từng bông Hoa Súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ quanh năm như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người.
Hà nội ngày 08/11/04
Giáo Sư Nguyễn Viết Tùng
Last Updated on Sunday, 21 June 2009 12:01

chào nhé

vậy là về kim động được gần một tháng rồi. cảm giác giờ thế nào nhỉ, cũng không biết nữa, chỉ là thấy không thoải mãi thôi, nhưng vẫn phải cố. cố lên.

Ngọn đuốc là biểu tượng của hoà bình và những gì nhỉ.... mình sẽ cố giữ cho tình thần mình như ngọn đuốc

có thể mạnh mẽ như sức vươn lên của những cành đào